Quả tro – món ăn dân dã khó quên từ miền rừng núi

Quả tro, món ăn dân dã của người dân miền núi lại trở thành thứ đặc sản hấp dẫn du khách mỗi khi nhớ về. Mang hương vị bùi bùi, lạ miệng được bọc bởi lớp vỏ sẫm màu tưởng chừng như không có gì đặc sắc nhưng lại là món ăn được rất nhiều người yêu thích.

Tìm hiểu về quả tro

Vào giữa cuối tháng 11, đầu tháng 12, trên khắp các vùng miền núi Quảng Bình xuất hiện thứ quả lạ chỉ bằng 2 ngón tay nhưng lại rất nhộn nhịp người mua. Không ai ngờ rằng thứ quả quê này lại là món ăn thu hút biết bao du khách tìm kiếm và mua về thưởng thức mỗi khi đến mùa.

Vào giữa tháng 7 âm lịch, những cây cọ bắt đầu ra hoa, kết trái. Vào tháng 10, quả cọ bắt đầu chín, vỏ quả dần ngả sang màu xanh da trời. Tùy theo điều kiện thời tiết mà mùa cọ chín có thể kéo dài tới vài tháng.

Quả cọ hình bầu dục, chỉ nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, to hơn thì độ 2 đầu ngón tay. Khi chín, cọ có màu xanh dương thẫm hoặc hơi nâu đen. Cọ sau khi hái về sẽ được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn. Vì cọ sống khá chát nên người dân thường "ỏm" (làm chín) để nó mềm hơn, bớt chát và có độ bùi, ngọt, béo ngậy. Tuy nhiên, để làm được mẻ cọ "ỏm" ngon thì đòi hỏi người làm phải khéo léo, kỳ công.

Những trái cọ được rửa sạch, đem xóc lẫn với những mảnh cật nứa già cho bong vỏ. Sau đó đổ nước sôi lăn tăn khoảng 85-90 độ C vào thùng hoặc chậu cọ, để tầm 15-20 phút là cọ chín mềm. Nếu cho vào nước quá nóng sẽ làm quả cọ teo lại, ăn cứng và chát. Ỏm lâu quá lại làm cọ mềm nhũn, giảm độ ngon, bùi.

Cũng theo tiểu thương này, cọ ngon nhất được thu hoạch từ những cây lâu năm không bị tỉa lá, cao vút, bắc thang không tới. Việc thu hoạch cũng khó khăn, nhất là khi thời tiết mưa gió. Chưa kể nếu không may mua phải những cây cọ nhiều sâu, quả chưa chín kỹ, ỏm lên sẽ bị đắng chát, không thể ăn.

Không chỉ là thức quà vặt làm "nức lòng" giới văn phòng mà cọ ỏm còn là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn ngon. Ở một số nơi, cọ nếp được dùng làm bánh dầy. Sau khi ỏm, lớp cùi cọ nếp vàng như mật, thơm phức được bóc ra, đem giã nhuyễn thành nguyên liệu làm bánh.

Ngoài ra, loại quả này còn được chế biến thành món dưa cọ ngày Tết hay cọ kho cá, kho thịt rất thơm ngon. Vị bùi ngậy, chan chát của cọ khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi. Thưởng thức một miếng cọ, cảm nhận độ dẻo, bùi bùi trong miệng là thấy cả một bầu trời tuổi thơ ùa về.

Các giá trị ding dưỡng từ quả tro

- Vitamin E: Trong quả có chứa Tocotrienol - chất thuộc nhóm vitamin E với hoạt tính sinh học cao hơn vitamin E thông thường gấp 60 lần. Nhờ vậy mà quả cọ rất tốt cho làn da và giúp cơ thể phòng ngừa tình trạng oxy hóa.

- Vitamin A: So với cà rốt thì hàm lượng tiền vitamin A trong quả cọ cao hơn 15 lần. Đây là thành phần rất tốt cho mắt.

- Axit Lauric và Capric: Có tác dụng kháng khuẩn.

- Chất chống oxy hóa: Axit Oleic, Phenolic, Squalene,… tốt cho sức khỏe làn da.

Các món ăn được chế biến từ quả cọ

Cọ om, xôi cọ, dưa cọ, bánh dày cọ, ngoài chế biến các món ăn từ quả, phần thân và lá cọ non cũng là một phần món ăn trong hàng ngày như thân cọ non xào hay cơm nắm lá cọ non. Với các giá trị ding dưỡng và chế biến mới lạ từ quả cọ, không khỏi bất ngờ khi quả cọ được nhiều người ưu ái cho vào danh sách ẩm thực miền núi đặc sắc. Du khách có dịp đến Quảng Bình, đừng quên thưởng thức món ăn dân dã độc đáo này nhé!