Động Thiên Đường - sự hình thành và phát triển

Động Thiên Đường nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách Đồng Hới khoảng 60km về phía Tây Bắc. Nó được khám phá bởi ông Howard Limbert vào năm 1992 khi ông đang khảo sát hang Vòm. Năm 2005, một người dân địa phương là Hồ Khanh đưa nhóm nghiên cứu khảo sát một hang mới. Sau khi khảo sát xong, ông tiếp tục đưa đoàn đến một cửa hang có gió thổi rất mạnh. Ông Howard trèo xuống hang và nhanh chóng nhận ra đây chính là nhánh hang mà ông đã tìm thấy năm 1992. Sau đó ông gọi nó là cửa số 2. Từ năm 2005 – 2010, họ tiến hành khảo sát và nghiên cứu.

Trước đây, để đến được cửa hang phải leo núi băng rừng. Từ năm 2010, Tập đoàn Trường Thịnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng khá hoàn chỉnh bao gồm: Bãi đậu xe, nhà hàng, trạm nghỉ chân... Đặc biệt là hệ thống đường xuyên dưới tán cây rừng gồm: 1,6km đường bê tông tiếp cận chân núi; 519 bậc thang song hành với đường bê tông hình chữ chi nối từ chân núi đến cửa hang; 1km cầu gỗ chắc chắn len lỏi trong lòng hang phục vụ khách thăm quan.

Động Thiên Đường thuộc hệ thống hang động có tên khoa học là KARST, gồm những khoang rỗng, phong phú về kích thước và hình dáng, được hình thành, liên thông trong lòng khối đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng và thông với bên ngoài qua các cửa hang nằm bên rìa núi. Cùng với các hang động khác trong khu vực, động Thiên Đường hình thành nhờ hệ thống đứt gãy địa chất kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Nước theo các khe nứt ấy rơi xuống phá hủy các thành phần đá dập vỡ dọc theo vết đứt gãy. Do đó động được hình thành chủ yếu từ sự hòa tan của các loại đá trong nước thiên nhiên, chủ yếu là đá vôi.

Dựa trên những nghiên cứu địa chất, địa mạo về lịch sử phát triển của vỏ trái đất thì khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng nói chung và Động Thiên Đường nói riêng, có một cấu trúc đặc biệt, đa sắc màu. Quá trình kiến tạo catter đã tạo ra những dòng sông ngầm; các động khô, động bậc thang, động treo, động hình cây và động cắt nhau. Khả năng lưu thông của nước phụ thuộc vào lượng nước, độ rỗng và liên thông của các khoang rỗng trong đá vôi, độ chênh lệch của địa hình. Trong đó độ cao giữa tầng đá vôi với các tầng đá không hòa tan (phi karst) trong khu vực đóng vai trò quan trọng. Nguồn nước trong hang được cung cấp tại chỗ do mưa, nước ngầm hay từ môi trường xung quanh. Với vị trí nằm thấp hơn các đá phi karst vây quanh nên khối đá vôi có điều kiện hình thành các hang sông lớn. Nhiều hang sông đã được hình thành tại đây. Các hang sông ấy qua quá trình thay đổi địa tầng, đã trở thành các hang khô.

Động Thiên Đường dù được phân loại là hang khô, nhưng với lòng hang trải dài khoảng 31.4km, nên chứa đựng đầy đủ thuộc tính của cả 2 loại hang trên. Một phần hang động có các hang sông, nên dọc theo chiều dài của hang có dòng sông hay suối ngầm hoạt động.

Có những đoạn lòng hang mở rộng, hình thành nên các hồ nước ngắm. Chính sự có mặt của dòng nước trong hang là nguyên nhân làm cho hang lớn dẫn và kết nối thành hệ thống, vì nước tự nhiên không ngừng hòa tan đá vôi trên đường đi của nó.

Nước trong khe nứt núi đá vôi có chứa  Ca(HCO3)2 ở dạng hòa tan, khi từ trần hang rơi xuống gặp nhiệt độ cao hơn nên một lượng nước bốc hơi hình thành khoáng vật calcit (CaCO3) kết tủa, được biểu diễn bằng phương trình hóa học thuận nghịch - CaCO3 + CO2 + H2O = Ca(HCO3)2. Dicarbonat calci [Ca(HCO3)2]. Sau quá trình hòa tan – Di chuyển – tích tụ, hình thành nên thạch nhũ.

Nhưng thạch nhũ hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, nên hệ thống thạch nhũ trong hang vô cùng phong phú về cấu tạo, hình dáng và màu sắc như: Rèm đá, chuông đá, trụ đá, măng đá, nhũ viễn (rimstone) nhũ dòng chảy (flowstone), nhũ nến hang (travertine)... Trong động Thiên Đường, có gần như như tất cả các loại thạch nhũ trên thế giới.

Măng đá là một dạng trầm tích hang động phát triển từ nền hang động đá vôi lên, với hình măng, nón thấp nhỏ... được thành tạo do kết tủa cacbonat calci (CaCO3) từ nước chảy qua đá vôi ở trần hang động, cao dần dần trên nền hang động. Măng đá hình thành chỉ khi có điều kiện pH nhất định ở hang động ngầm. Măng đá và nhũ đá gặp nhau thì tạo thành cột đá.

Không gian mênh mông trong động Thiên Đường tạo điều kiện cho hệ thạch nhũ phát triển phong phú, đa dạng và không hiếm các khối nhũ đạt kích thước khổng lồ, như các khối măng đá có tên Thác Trời, Bầu Sữa Mẹ, Cột Chống Trời. Nhiều khối thạch nhũ có hình thủ thú vị trông như ngôi nhà sàn Pác Bó, chím mẹ đút mỗi cho chim con, thỏ ngọc, voi con, bình rượu khống lồ,…

Với những thông tin về lịch sử khám phá và sự hình thành của Động Thiên Đường ở bài viết, hi vọng sẽ thật hữu ích trong hành trình khám phá thiên nhiên ở Quảng Bình. 

>>>Khám phá khách sạn xung quanh Động Thiên Đường