Bộ tộc người Rục tại Quảng Bình cùng những câu chuyện chưa kể

Đến với Quảng Bình, du khách sẽ bắt gặp một nhóm người sinh sống tại khu vực bản Ón, bản Yên Hợp và bản Mò O Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Đây chính là Tộc người Rục, em út trong số 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Dân tộc này có phần khác biệt, tuy lạc hậu nhưng vẫn có nhiều điều thú vị chờ bạn khám phá trong hành trình du lịch Quảng Bình.

Quá trình tìm ra Tộc người Rục ở Quảng Bình

Vào mùa đông năm 1959, khi tuần tra khu vực hang động, bộ đội Biên phòng Cà Xèng tại Thượng Hóa đã bất ngờ phát hiện một nhóm “người rừng” sinh sống trong vách đá. Họ rất nhút nhát, trên người không mặc quần áo, đang leo trèo và chuyền từ cành sang cành nhanh như loài khỉ. Sau một khoảng thời gian dài, đội ngũ bộ đội và cán bộ đã kiên trì tiếp cận tộc người này, vận động họ rời hang đá để về định cư sinh sống tại 3 bản của xã Thượng Hóa là bản Ón, bản Yên Hợp và bản Mò O - Ồ Ồ. Tộc người này được đặt tên là người Rục, trở thành em út trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

Đến năm 2013, Tộc người Rục Quảng Bình đã được đưa vào danh sách Top 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới. Họ tuy chỉ sinh sống trong hang sâu, có tập quán và nếp sống lạc hậu, chỉ quen thuộc với săn bắt hái lượm nhưng tộc người này cũng có đời sống tinh thần rất phong phú, là một nét đặc trưng giữa xã hội hiện đại ngày nay.

Cách mưu sinh của Tộc người Rục

Trước đây, tộc người Rục sống trong các hang đá sâu ở Quảng Bình, cách biệt với cuộc sống bên ngoài. Họ sống theo bản năng và chỉ dùng vỏ cây để che thân một cách hoang sơ.

Thức ăn chủ yếu của họ là nhờ săn bắt các loài thú rừng, họ quen với việc leo trèo và săn bắt, và ngoài ra còn có bột nhúc, bột đoác được giã thô sơ bằng đá. Người Rục còn biết cách chế thành rượu từ cây nhúc, được họ dùng như một cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông.

Đời sống của Tộc người Rục hiện tại

Người Rục đã quen với tập tính sống hoang dã trong hang đá, săn bắt và hái lượm nên các cuộc vận động của chính quyền địa phương trong việc di chuyển chỗ ở, hòa nhập với môi trường mới hết sức khó khăn. Đã không ít lần, bà con đồng bào Rục đã rời bỏ cái nhà để quay lại cái hang khi nhà dột nát do không được chăm chút, sửa sang.

Sau bao khó khăn, nổ lực của các cấp chính quyền địa phương từ việc vận động đến cử cán bộ đến trú chân cùng người Rục. Dưới rặng rừng già của đỉnh núi Trường Sơn, những lớp học xóa mù đã được mở, đêm đêm bên ánh lửa bập bùng, những thầy giáo mang quân hàm xanh Bộ đội Biên phòng đã dạy cho bà con dân bản bắt đầu từ những chữ cái đầu tiên ngày một ngày hai giờ con em đồng bào Rục hầu hết đã phổ cập tiểu học và thậm chí đã có em đậu đại học.

Người dân đã bắt đầu biết canh tác, những cánh đồng của bà con đã được nuôi cấy và cho năng suất cao. Cuộc chiến với hủ tục và đói nghèo để giúp bà con dân bản dọc thung lũng Trường Sơn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng Công an, Biên phòng Quảng Bình đã phải kéo dài hàng chục năm nay đã nay như những những bông hoa đẹp nở trên vách đá. Tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đã dần được đẩy lùi.