Từ bao đời nay, chiếc nón lá đã trở nên thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh chiếc nón lá duyên dáng không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo và đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam. Chiếc nón lá góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và trở thành biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Trên đất nước Việt Nam chúng ta hầu như ở địa phương nào cũng có nghề làm nón. Những chiếc nón được sản xuất ra với mục đích đội đầu che nắng che mưa, nhưng ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng rất riêng. Nghề làm nón lá ở Ba Đồn đã xuất hiện hàng trăm năm nay với nhiều làng nón truyền thống như Hạ Thôn, Quảng Thuận, Quảng Hải, Quảng Lộc,...
Cùng Phongnha Discovery tìm hiểu làng nghề làm nón truyền thống ở Ba đồn qua bài viết này nhé!
Tồn tại gần 200 năm nghề làm nón lá đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân Ba Đồn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làm nón đã trở thành nghề truyền thống. Ngày nay, khi đến Ba Đồn, không khó để bắt gặp cảnh “nhà nhà làm nón, người người làm nón”.
Ở khu vực Ba Đồn hầu như từ trẻ đến già, từ đàn bà đến đàn ông, người nào cũng biết làm nón. Nghề may nón tuy vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức nhưng là nghề chính mang lại thu nhập cho người dân. Mỗi người có thể kiếm được từ 50.000 - 200.000 đồng/ngày từ nghề làm nón.
Nón lá Ba Đồn có 2 loại, nón lá xanh và nón lá dừa. Nón lá xanh là nón lá được dựa trên khuôn mẫu của nón bài thơ Huế, để làm ra loại nón này, người làm nón sẽ xếp 3 lớp lá trên 16 vành rồi chằm nón. Loại thứ 2 là nón lá dừa, công đoạn làm ra sản phẩm cũng tương tự nhưng khác hơn là người thợ sẽ xếp một lớp lá nón bên trong và một lớp lá dừa bên ngoài.
Để tạo nên được chiếc nón lá đẹp thì ngay từ ban đầu bạn phải lựa chọn thật kỹ nguyên liệu ban đầu vì khi nguyên liệu tốt, nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng và độ bóng thì nó mới có thể đem lại chiếc nón đẹp được, ngoài ra thì độ tinh xảo trong đường kim mũi chỉ nữa mới có thể góp phần tạo nên được nét đẹp cho chiếc nón.
Thường thì khi làm nón người ta sử dụng 2 loại lá chính là lá dừa và lá cọ:
Sử dụng cây mác sắt là khung, người thợ làm nón lúc này sẽ tiến hành chuốt từng nan tre sao cho chúng cần phải có kích thước tròn đều và có đường kính rất nhỉ, việc làm này cần tiến hành cẩn thận và các nan tren này phải có kích thước đều nhau. Sau đó là tiến hành uốn nan tre này thành từng vòng tròn đều nhỏ và bóng có kích thước từ lớn đến nhỏ, mỗi cái nón sẽ cần đến khoảng 16 nan tre uốn tròn như thế này và được xếp vào khung có hình chóp.
Sau khi đã có được phần khung đều nhau như thế rồi thì chúng ta sẽ tiến hành xếp lá lên trên, lúc này đòi hỏi bạn cần phải thực hiện khá đều tay sao cho các phiến lá chồng lên nhau không xô hay lệch nhau.
Đan lát lá bên ngoài khung: Lấy từng lá đã được xử lý đan lát xung quanh khung của nón bằng sợi dây hoặc những sợi lá cao su. Cắt đều các chi tiết: Dùng kéo cắt đều các chi tiết phía trên khung, có thể tạo hình cắt lượn sóng để cho nón càng đẹp hơn.
Hoàn thiện: Cắt băng vải tùy ý để trang trí cho nón. Lót lót đối với phần đầu nón để giữ cho nón nhìn sạch sẽ hơn. Cuối cùng là trang trí thêm vài đốm nơ hoặc phụ kiện khác để nón được thêm hoàn thiện.
Công việc làm nón truyền thống hàng ngày ngoài tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân nơi đây thì đây còn là cơ hội để gắn kết mọi người trong thôn xóm với nhau. Mỗi người một công đoạn, mỗi người một việc cùng làm, trò chuyện những câu chuyệ thường ngày để tạo nên một chiếc nón hoàn chỉnh chính là một nét đẹp lao động của những làng nghề nơi đây.
Không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra một sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời mang tính đặc trưng, các làng nghề nón lá Ba Đồn còn là nơi lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất và phong tục tập quán của cộng đồng. Chính bởi nét độc đáo này mà những năm gần đây, làng nghề đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngày nay nón lá truyền thống của Ba Đồn không chỉ có ý nghĩa sản phẩm hàng hóa mà còn có ý nghĩa sản phẩm du lịch. Làng nón Ba Đồn là một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đến đây, du khách có thể tham quan làng nghề, tìm hiểu về quy trình làm nón và mua những chiếc nón lá đẹp làm quà lưu niệm.