Miếu Bà – Tam Thượng Linh Từ: Di tích lịch sử văn hóa tại Quảng Bình

Miếu Bà là điểm di tích lịch sử - văn hóa lâu đời có ý nghĩa quan trọng tại Quảng Bình. Miếu Bà - Tam Thượng Linh Từ tọa lạc tại xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa. Miếu nằm trên một khu đất bằng phẳng, đắc địa về phong thủy được bao quanh bởi hệ thống núi đá vôi và sông ngòi hùng vĩ, tráng lệ.

Giá trị lịch sử

Theo tài liệu lịch sử cho biết, Miếu Bà tồn tại từ trước khi vua Gia Long lên ngôi (1802). Miếu được xây dựng để thờ phụng Bà Chúa xứ Nguyễn Kim và Nguyễn Uông. Bà Chúa xứ Nguyễn Kim là vợ của chúa Nguyễn Hoàng, người có công khai phá vùng đất Quảng Bình. Bà đã có nhiều công lao trong việc giúp chồng xây dựng và phát triển vùng đất này.

Khi vua Gia Long lên ngôi đã cho rước bài vị chúa Nguyễn Kim về Triệu Tổ Miếu ở Huế để phụng thờ. Vua Nguyễn cho tu tạo lại miếu cũ và đổi tên là Tam Thượng Linh Từ, sắc cho các quan từ Tri phủ trở xuống đều phải góp công, góp của xây dựng lại.

Trong đình, phía trên thờ Thượng Thiên thánh Mẫu, bậc thứ hai thờ Thần Hoàng, bậc thứ ba thờ công đồng". Thượng thừa Nguyễn Uông được nhà vua phong là Thành hoàng làng và ngôi miếu đổi thành đình mang tên vị Thành hoàng Thượng thừa Nguyễn Uông: đình Thượng thừa (Tam Thượng)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, hầu hết các di tích tại Quảng Bình đã bị Mỹ đánh phá, Miếu Bà cũng bị tổn hại nặng nề qua cuộc chiến tranh. Đến năm 2015, các nhà hảo tâm cùng người dân trong làng đã cùng nhau trùng tu lại miếu, để thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Quảng Bình.

Kiến trúc độc đáo tại Miếu Bà

Miếu Bà – Đền Tam Thượng Linh Từ được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền của người Việt. Ngôi miếu gồm có ba tòa chính: tiền đường, trung đường và hậu cung. Tiền đường là nơi thờ các vị thần linh; trung đường là nơi thờ Bà Chúa xứ và Nguyễn Uông, hậu cung là nơi thờ các vị tiên.

Miếu Bà có không gian thoáng rộng, tường thành được xây từ loại đá tốt lấy từ rào Trổ, mái được lợp bằng ngói liệt. Miếu nhìn về hướng Nam - Đông Nam, đây là hướng của sự khởi nguyên trong sáng, hướng của sự sinh sôi phát triển, hướng của đế vương.

Kết cấu chính của miếu được xây thành hai gian nhà lớn liền nhau, gian nhà phía sau là nơi thờ phụng chính của miếu. Phía trước miếu có sân rộng, trước cổng có bức bình phong che chắn với hai cột trụ cao lớn có hoa văn đắp nổi tinh xảo, trên đỉnh trụ có hai con nghê quỳ và chầu nhau, hai bên sân miếu được bố trí một cặp voi phục bằng đá (đây là nét riêng chỉ có ở Tam Thượng Linh Từ).

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời gian, miếu Bà đang được nhân dân Quảng Bình bảo vệ và là điểm du lịch tâm linh  không chỉ thu hút người trong làng mà khách thập phương tìm đến thắp hương, chiêm bái như tìm về một chốn linh thiêng.

Các lưu ý khi tham quan miếu Bà

Cách di chuyển: Từ thành phố Đồng Hới, du khách đi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 40 km đến ngã tư thị trấn Ba Đồn rẽ trái đi thẳng theo Quốc Lộ 12A khoảng 18km bạn sẽ thấy Công ty xi măng Sông Gianh bên tay phải; đi thêm chừng 1km gặp ngã tư thì rẽ trái sau đó đi thẳng 700m gặp một ngã tư nhỏ tiếp tục rẽ trái đi thẳng sẽ thấy Miếu Bà – Đền Tam Thượng Quảng Bình nằm bên tay phải.

Trang phục: đây là điểm du lịch tâm linh, du khách đến cúng bái nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Mang giày dép thoải mái để thuận tiện cho việc tham quan và đi lại.

Du khách nên nhẹ nhàng, không đùa nghịch, nói chuyện lớn tiếng làm ảnh hưởng đến chốn linh thiêng.

Việc tham quan có thể dễ mệt đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng, du khách có thể chuẩn bị thêm nước và đồ ăn nhẹ nhằm đảm bảo sức khỏe suốt hành trình hành hương.